Chào mừng gia đình 6/2
Nào, các bạn hãy đăng kí thành viên để có thể gửi bài và những ý kiến vào 4rum, nhanh chóng lên. ( Từ 22/1/2011 đến 22/3/2011 Chúng tôi đang tuyển dụng Mod, ai đăng kí đến ngay bàn admin trong lớp học, là bàn của Xuân Bảo Smile )
Và 4rum đang tuyển chọn hot girl, các member nhanh chân bầu chọn để tìm hot gỉl cho lớp nha
Chào mừng gia đình 6/2
Nào, các bạn hãy đăng kí thành viên để có thể gửi bài và những ý kiến vào 4rum, nhanh chóng lên. ( Từ 22/1/2011 đến 22/3/2011 Chúng tôi đang tuyển dụng Mod, ai đăng kí đến ngay bàn admin trong lớp học, là bàn của Xuân Bảo Smile )
Và 4rum đang tuyển chọn hot girl, các member nhanh chân bầu chọn để tìm hot gỉl cho lớp nha
Chào mừng gia đình 6/2
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng gia đình 6/2


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
[Thông] Báo tuyển Mod và Admin toàn 4rum
[Thông báo] Thông báo diễn đàn đã vĩnh viễn chuyển sang web mới là x2friendship.tk

 

 [Lịch sử] Lịch sử nước chăm pa.

Go down 

True or False ?
True
[Lịch sử] Lịch sử nước chăm pa. Vote_lcap100%[Lịch sử] Lịch sử nước chăm pa. Vote_rcap
 100% [ 3 ]
False
[Lịch sử] Lịch sử nước chăm pa. Vote_lcap0%[Lịch sử] Lịch sử nước chăm pa. Vote_rcap
 0% [ 0 ]
Tổng số bầu chọn : 3
 
Poll closed

Tác giảThông điệp
phamphuocnhan12
Tổng Thống Tối Cao
Tổng Thống Tối Cao
phamphuocnhan12


Tổng số bài gửi : 33
Keng : 103
Số lần được thanks : -2
Ngày tham gia : 24/01/2011
Tuổi : 25
Đến từ : Thung lũng cao nguyên

[Lịch sử] Lịch sử nước chăm pa. Empty
Bài gửiTiêu đề: [Lịch sử] Lịch sử nước chăm pa.   [Lịch sử] Lịch sử nước chăm pa. EmptySun Mar 20, 2011 2:15 pm

Champa là một vương quốc hình thành từ thế kỷ thứ II, có một nền văn minh cao độ. Sau ngày sụp đổ vào năm 1832, đất nước này chỉ để lại một nghĩa địa di tích lịch sử vừa điêu tàn và vừa hoang phế và một cộng đồng dân tộc vong quốc mang danh xưng là Champa. Dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước tháng 4 năm 1975, người ta gọi họ là và chế độ CSVN ngày nay xem họ là một nhóm hay . Dù mang một danh xưng hay một khẩu hiệu nào đi chăng nữa, Champa vẫn là một tập thể dân tộc luôn luôn tự hào với dĩ vãng xa xưa của mình, dù nỗi tự hào ấy chứa đựng một nỗi đau buồn và tủi nhục.
Có chăng lúc còn là thanh niên, tôi có nhiều duy tư về vấn đề dân tộc hơn ? Chính vì thế, càng về già tôi càng ham muốn tìm đọc những sách báo viết về dân tộc Champa của tôi, đặt bao câu hỏi thế nào là thời kỳ vẽ vang của dân tộc này và đâu là sự thống khổ của họ kể từ thời Mênh-Mạng (1820-1841) trôi dạt qua các thời kỳ cai trị của bao chế độ đã diễn ra trên bàn cờ chính trị ở Việt Nam ?

Tôi còn nhớ dưới thời VNCH, thanh niên Champa đã ồ ạt tham gia vào cuộc cách mạng (FULRO) đấu tranh đòi quyền sống cho dân tộc họ, lúc đó tôi chưa đầy 14 tuổi đời và đang theo học tại trường trung học kỷ thuật Y-Út Ban Mê Thuột. Tôi đã thầm lặng mang ưu tư suy nghĩ phải chăng dân tộc Champa của tôi đang bị chính quyền VN kiềm kẹp và đàn áp nên có cuộc nổi dậy này ? Câu hỏi chưa được trả lời thì sau tháng 4 năm 1975, năm mà CSVN chiếm miền nam Việt Nam, lại có một cuộc vùng dậy khác của anh em thanh niên thanh nữ Champa ở khu vực Phan Rang và Phan Rí, trong đó có tôi. Cuộc vùng dậy này cũng không ngoài mục đích là góp phần vào công trình đấu tranh để bảo tồn cho sự sống còn của dân tộc Champa này, trước thời thế chính trị thay vua đổi chúa quá đột ngột, từ chế độ Cộng Hòa sang chế độ Cộng Sản mà người Chăm lúc đó, trong đó có tôi, không hiểu một tí gì về chính sách và chủ trương của chế độ mới này.

Là người Champa vong quốc, tôi có cảm tưởng rằng chính sách ngược đãi của chính quyền VN đối với dân tộc Champa qua từng thời đại không bao giờ thay đổi. Sự việc này đã được chứng minh rõ ràng kể từ vương triều Minh Mệnh vào đầu thế kỷ thứ 19. Mỗi lần có những vấn đề mâu thuẫn, dù đó chỉ là mâu thuẫn văn hoá-xã hội, giữa người dân Champa và chính quyền là mỗi lần nhà cầm quyền Việt Nam áp dụng chính sách thanh trừng, đàn áp, khủng bố và kiềm kẹp dân tộc thiểu số này. Và gần đây nhứt là sự vùng dậy của dân tộc Champa ở Tây ˜Nguyên vào năm 2001. Nguyên nhân do bởi chính quyền CSVN không tôn trọng quyền sở hữu đất đai và truyền thống của bằng cách đưa hàng triệu cư dân Việt lên cao nguyên để chiếm đoạt đất đai của họ một cách bất công và bất hợp pháp, xua đuổi dân tộc này vào miền núi cao hiểm trở, không còn phương tiện để tìm kế sinh nhai. Thay vì giải quyết thật sự những nguyện vọng chính đáng của người dân tộc đòi hỏi, chính quyền CSVN lại kết tội dân tộc ít người ở cao nguyên là những kẻ phản động, phá rối trật tự an ninh quốc gia để rồi từ đó ˜Nhà Nước Việt Nam ra lệnh trừng phạt và đàn áp người dân tộc, kết tội họ vào tội gia nhập các tôn giáo mới có ngoại bang yểm trợ sau lưng. Có chăng sự gia nhập vào tôn giáo mới này đã trở thành một cứu cánh của cuộc sống ? Vì họ nghĩ rằng các tôn giáo này sẽ giúp họ có một đời sống an bình và thịnh vượng hơn.
Trước sự đàn áp của chính quyền CSVN, họ phải trốn đi, vượt rừng núi hiểm trở để tìm một chân trời mới hầu lập lại cuộc sống mới dù cuộc sống ấy phải vấp ngàn lần cơ cực.
Không ai chối cải rằng anh em Champa hiện đang sống ở hải ngoại hôm nay, vì mang kiếp lưu đầy, luôn luôn mơ ước để làm được những gì mà họ có thể làm được hầu góp công sức xây dựng và bảo vệ những gì còn lại của dân tộc mà họ có thể bảo vệ được. Chính đó là vấn đề thực tiễn và cấp bách của dân tộc Champa hôm nay. Nhóm trí thức Champa ở hải ngoại đã cố gắng tổ chức thành những cộng đồng nho nhỏ nhằm hỗ trợ lẫn nhau, khuyến khích nhau bảo tồn văn hóa bảo tồn những cái trân quí mà cha ông của họ để lại. Họ tổ chức những cuộc gặp gỡ hay những diễn đàn để cùng nhau trao đổi tư tưởng, kinh nghiệm cuộc sống trong thời đại văn minh này. Họ đặt lại vấn đề liên quan đến người dân tộc ở trong nước bị chính quyền Việt Nam nghi ngờ, đàn áp hay khủng bố tinh thần của họ vì tội liên luyỳ với thân nhân hay bạn bè ở hải ngoại.

Trốn ra khỏi đất nước Việt Nam để an thân trên đất lạ quê người, nhưng Chăm kiều ở hải ngoại vẫn còn bị chính quyền Việt Nam theo dõi và nhhi ngờ. Một điều tủi nhục và đau buồn nhất là mỗi khi Chăm kiều, nhất là Chăm kiều trí thức, trở về thăm quê hương, họ không lúc nào được an tâm để hưởng một giây phút an bình bên mái ấm gia đình của họ. Hết công an Tỉnh đến công an Huyện và hết công an Xã lại đến công an Thôn, họ thay nhau mời Chăm kiều về thăm gia đình để điều tra với bao câu hỏi bâng quơ, không chủ đề nhằm khủng bố tinh thần của họ. Chính bản thân tôi là nhân chứng của sự kiện này.
Trong suốt mấy năm qua, Nhà Nước Việt Nam thường rêu rao quảng cáo luôn luôn mở rộng bàn tay để đón nhận Việt kiều hay Chăm kiều trở về thăm gia đình, ˜đầu tư, giúp đở quê hương, nhưng chính Nhà Nước này lại ra lệnh theo dõi điều tra một số Chăm kiều về thăm quê nhà. Trường hợp của tôi về thăm Việt Nam gần đây là một thí dụ điển hình. Một khi đặt chân đến Phan Rang để thăm gia đình, tôi bị chính quyền địa phương Ninh Thuận, tôi không nói là chính quyền trung ương, đối đãi với tôi như là một tội phạm. Phải chăng Nhà Nước Việt Nam xem tôi nói riêng và dân tộc Chăm của chúng tôi nói chung chỉ là những kẻ phản động và khủng bố ? Nếu tôi là nhân vật khủng bố thật sự, thì ít ra chính quyền địa phương Ninh Thuận cũng phải đưa ra những dữ kiện để chứng minh đâu là tội phạm mà tôi đã gây ra ? Có chăng Nhà Nước Việt Nam có một điều luật riêng biệt dành riêng cho Chăm kiều, đó là mỗi khi họ về thăm quê hương thì công an phải có nghĩa vụ mời họ để điều tra như là một tội phạm ? Nếu không có điều luật đặc biệt này, thế thì công an ở địa phương˜Ninh Thuận đã bất chấp qui luật của Nhà Nước để thao túng khủng bố Chăm kiều rồi ? Vấn đề của tôi không phải là trường hợp ngoại lệ, vì có nhiều Chăm kiều về thăm quê hương cũng mang thân phận như tôi. Họ cũng bị khủng bố và đe dọa như một tội phạm.
Trong suốt thời buổi của đệ nhị chiến tranh ở Ðông Dương, lực lượng vũ trang nhân dân của Xã Hội Chủ Nghĩa đã đánh bại cả đoàn quân hùng hậu Hoa Kỳ. Thế mà hôm nay, Nhà Nước Việt Nam lại lo sợ người Chăm, một cộng đồng chưa đầy một trăm ngàn người, không tổ chức và cũng không có nhà lãnh đạo ; họ chỉ là hạt cát bụi đang sống nhấp nhô trong một tập thể khổng lồ của dân tộc Việt, chờ ngày diệt vong vì bị đồng hóa. Có chăng sự lo sợ đó chỉ là cái cớ mà cơ quan an ninh ở địa phương Việt Nam khuyếch đại ra để uy hiếp bất cứ ai mà họ cần uy hiếp nhằm đưa dân tộc Chăm thành một tập thể nô lệ chỉ biết cúi đầu qui phục nhưng không có quyền đặt một câu hỏi nào.
Ðứng trên lý thuyết, hiến pháp Việt Nam luôn luôn công nhận mọi công dân trong nước Việt Nam đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Thế thì tại sao chính quyền tỉnh Ninh Thuận không thực thi chính sách này để mọi người dân cùng hòa đồng sống chung với nhau, cũng được che chở như nhau bởi pháp luật của Nhà Nước ? Nếu không, chính sách Việt Nam đã trở thành chính sách mị dân, vì chỉ người dân gốc Việt mới có quyền hưởng tự do và sự đùm bọc của Nhà Nước. Nếu không phải là chính sách mị dân, thế thì những hoàn cảnh bất công mà tôi vừa đưa ra đã trở thành một minh chứng nhằm kết luận rằng nhóm dân tộc ít người như người Chăm chỉ là công dân ngoại lệ ở Việt Nam hôm nay ?
Cũng như bất cứ dân tộc khác người Chăm dù đang sinh sống ở trong nước hay ở hải ngoại, họ luôn luôn ao ước được hưởng qui chế tự do và sự đùm bọc của Nhà Nước như dân tộc Việt. Có chăng Nhà Nước không xem họ là công dân của Xã Hội Chủ ˜Nghĩa ở Việt Nam hôm nay để rồi chính quyền địa phương có thẩm quyền chụp mũ họ như là kẻ phản động hay phạm pháp bất cứ lúc nào nếu cần mà không cần nghĩ đến luật lệ mà Nhà Nước đã đưa ra ? Cách đối xử của cơ quan an ninh ở tỉnh Ninh Thuận dành cho tôi trong thời gia tôi về thăm quê hương là trường hợp điển hình.
Ðáng ra, chính quyền Việt Nam phải dành nhiều ân huệ cho người dân Champa, nhất là trách nhiệm cưu mang đùm bọc, nâng đỡ và phát triển đời sống nghèo nàn của dân tộc này, nếu không nói là bồi thường những di sản vật chất và tinh thần của họ đã bị tàn phá sau ngày vong quốc từ năm 1832. Ðúng ra những ngôi tháp huyền myỳ đang đứng hoang tàn trải dài từ khắp miền trung nước Việt, phải được trao trả lại cho dân tộc Champa cai quản để họ có cơ hội kinh tài kiếm chút lợi nhuận nhằm lấy đó làm phương tiện để tu bổ đền tháp của họ hay tổ chức các lễ nghi truyền thống trong đền tháp của họ. Nhưng vô phước thay, dân tộc Chăm hôm nay phải mua véÔ để đi vào cổng mỗi khi họ đến viếng thăm những di tich lịch sử và di sản văn hóa tinh thần mà cha ông của họ để lại. Dân tộc Chăm than oán nhưng chính quyền chỉ biết làm lơ để rồi họ kết luận một các mỉa mai trong một thành ngữ rất là xúc tích : .
Ngoài thần linh ra, dân tộc Chăm cũng than oán cho rằng chính quyền Việt Nam cũng đem cả điệu múa và âm nhạc dân gian Chăm đi ở đợ cho các đoàn bán chuyên để mua vui cho khán giả du lịch hầu lấy tiền. Thế thì đâu là chính sách bảo tồn văn hóa Champa của Nhà Nước đưa ra nữa ? Sự than oán của dân tộc Chăm rất là co lý. Chính tôi là người đã từng chứng kiến hoàn cảnh thống khổ của họ.

Ai cũng biết, đất nước Champa đã điêu tàn, dân tộc Champa là kẻ bại trận. Ðúng ra Nhà Nước phải hiểu tâm trạng của những người dân Champa này. Ðiều mà họ mong ước không phải đòi lại Champa độc lập, dù họ có quyền trên phương diện pháp lý lịch sử, mà là xin Nhà Nước ra lệnh trừng trị gắt gao những cơ quan nào dù là công an đi nữa, chủ trương đàn áp, khủng bố tinh thần hay kỳ thị dân tộc Chăm. Dân tộc Chăm hôm nay chỉ mong một ít niềm hy vọng để sống, sống với bao tự hào và hãnh diện với nền văn hóa của họ dù quốc gia họ đã suy tàn, sống với niềm vui và hạnh phúc bên mái ấm gia đình của họ. Tiếc rằng đó chỉ là mò ước huyền ảo. Vì rằng Nhà Nước Việt Nam chỉ muốn nghe quan điểm chính quyền địa phương nghĩ gì về dân tộc Chăm chứ không bao giờ lắng nghe đồng bào Chăm nói gì và nghĩ gì về chính quyền địa phương ở Việt Nam.

***

Chính sách kỳ thị và đàn áp ngày nay không còn hợp thời nữa. Kỳ thị chỉ gay thêm hận thù và hận thù chỉ đưa dân tộc Chăm vùng dậy để đấu tranh. Còn đàn áp và bất công thì chắc chắn sẽ còn các cuộc vùng dạy của dân tộc Chăm, không phải để đòi Champa độc lập mà là đòi quyền sống trong biên giới cổ truyền của họ. Ðó là quy luật chung của nhân loại.
Về Đầu Trang Go down
 
[Lịch sử] Lịch sử nước chăm pa.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thi uống nước trái cây

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Chào mừng gia đình 6/2 :: Trao đổi học tập-
Chuyển đến